Áo thun là một trang phục không thể thiếu trong mùa hè. Thế nhưng chúng lại rất dễ bị hư. Câu hỏi nhiều chị em đặt ra đó là làm sao để bảo quản áo phông? Hay cách làm áo thun rộng ra như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời của mình trong bài viết sau đây.
1. Cách giặt áo thun
Áo thun khi mới mua về
Bạn xác định xem là áo thun trắng trơn, màu hay áo thun có họa tiết. Đừng vội vàng mà giặt áo ngay nhé, vì đây là điều mà rất nhiều người đã và đang mắc phải, lý do khuyên bạn không nên giặt ngay vì khi áo mới xuất xưởng thường mực in sẽ còn chưa khô hẳn, sẽ bị mờ và nhòe, có thể loang màu sang những bộ quần áo khác. Hãy để áo chừng một tuần sau mới đem đi giặt.
Trước khi giặt
Giặt áo thun đúng cách sẽ phụ thuộc vào chất liệu vải, nhưng thường là không nên giặt chung với các loại áo khác, nhất là ở lần đầu tiên, vì áo rất dễ ra màu, nếu bạn giặt chung, có thể áo sẽ bị loang màu và làm dính màu cho các quần áo còn lại. Đồng thời, không nên sử dụng nước quá nóng lớn hơn 40 độ C vì có thể làm vải giã ra, làm hư hỏng áo, chỉ nên sử dụng các loại xà bông có tính tẩy rửa nhẹ, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tẩy với áo màu.
Để giữ màu áo tốt nhất bạn hãy pha 5-6 giọt giấm cùng một ít muối, hoặc có thể thay thế bằng một ít nước trà xanh, nhưng trà xanh sẽ không áp dụng với áo màu trắng nhé. Tiến hành ngâm vào hỗn hợp trong 15 phút, chiếc áo thun của bạn sẽ bền màu lâu.
Cách giặt áo thun lần đầu tiên
Đó là giặt sau 7 ngày kể từ ngày mua, đồng thời phải lưu ý tuyệt đối không làm những điều sau đây:
- Không giặt áo với các dung dịch tẩy rửa, xà bông hay nước xả vải làm mềm vải.
- Tuyệt đối không được giặt chung với những quần áo có màu, nhất là quần áo có màu sẫm.
- Nên giặt áo thun bằng tay ở lần giặt đầu tiên, đó là cách giặt áo thun không bị giãn, tuy nhiên, nếu bạn muốn giặt bằng máy giặt thì hãy lộn ngược áo để tránh bị hỏng những hình in trên áo.
- Không nên vắt áo thun, nếu vắt thì không được vắt quá chặt vì có thể làm co giãn sợi vải và hình in bong tróc ra.
- Không sử dụng bàn ủi để ủi trực tiếp lên áo, vì nhiệt độ có thể làm bay màu và hư hình in. Không giặt chung áo thun trắng và áo màu Giặt áo thun đúng cách là bạn phải phân loại các loại áo màu và áo trắng để giặt riêng từng loại. Vì nếu không phân loại có thể vô tình sẽ khiến chiếc áo trắng hay áo màu nhạt dính màu từ những loại khác.
Không giặt trong nước nóng
Áo thun thường được làm từ cotton nên có tính đàn hồi, nếu bạn sử dụng nước nóng để giặt hoặc ngâm áo từ 10-15 phút thôi, thì nước nóng sẽ làm giãn sợi vải ở áo. Điều này sẽ làm chiếc áo của bạn mất dáng, trông xấu đi.
Không dùng thuốc tẩy quá liều
Thông thường ta sẽ sử dụng thuốc tẩy đối với áo trắng, bản thân chất trong tẩy trắng có chứa thành phần clo nhằm tẩy áo một cách hiệu quả nhất. Mặc dù vậy, khi sử dụng những chất tẩy này với liều lượng quá nhiều sẽ gây hại cho áo trắng, vì chất liệu của áo trắng trường mỏng manh, nếu dùng quá nhiều chất tẩy áo sẽ bị mòn, chất lượng vải giảm đáng kể, đây cũng chính là cách giặt áo thun không bị xù lông. Lông áo bị xù chứng tỏ các iên kết trong sợi vải đang dần bị mất bởi tác động của thuốc tẩy.
Một điều quan trọng nữa là khi sử dụng quá liều chất tẩy trắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng may dùng quá nhiều mà không giặt kỹ lại áo bay hết mì và cặn còn đọng lại, khi hít phải sẽ bị ngội độc, ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cũng không nên ngâm áo quá lâu và cần giặt sạch thuốc tẩy.
2. Bảo quản phơi áo thun đúng cách
Khi đã giặt áo thun đúng cách rồi, thì tiếp theo bạn cũng cần phải bảo quản áo thun đúng cách, để giữ áo luôn bền đẹp, hãy chú ý những điều sau:
Với áo thun có màu trắng
- Không giặt chung với đồ có màu.
- Nếu áo bị dính vết bẩn thì nên sử dụng các nguyên liệu an toàn như: Nước cốt chanh, baking soda, hay một vài nguyên liệu khác, nếu không tẩy được thì mới sử dụng thuốc tẩy.
Với áo thun mới mua về
- Nếu áo có in hình thì bạn nên tránh giặt vì hình in chưa khô, có thể phơi chỗ mát, nhiều gió để mực nhanh khô.
- Khi giặt áo thun lần đầu, nên giặt với nước lạnh, không sử dụng xà bông và nên giặt nhẹ nhàng.
- Không nên vắt, nên phơi ngang lên móc khi còn nước.
- Lộn á mặt trái để phơi nơi râm mát, thông thoáng, nhiều gió để giữ bền màu hơn.
Đối với những áo bình thường
- Không để ở nơi ẩm ướt, với tính chất hút ẩm của vải cotton thì áo thun dễ bị ẩm mốc, thậm chí là có những vệt ố vàng trên quần áo.
- Sau khi mặc đi chơi hay vận động nhiều mồ hôi thì nên giặt ngay hoặc ngâm nước sạch.
Trên đây là một số mẹo giặt và bảo quản áo thun sao cho chiếc áo của bạn luôn mới, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, tiết kiệm được chi phí mua áo mới. Hãy bỏ túi và thực hiện kiểm nghiệm hiệu quả của những phương pháp này nhé, sẽ rất hữu ích đó.